Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Theo quy trình đầu tư dự án BOT, dự án được đề xuất bởi địa phương, do không có vốn ngân sách nên địa phương và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thống nhất chọn phương thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Tiếp đó, địa phương đề nghị Bộ GTVT làm văn bản gửi Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư và Bộ GTVT lựa chọn nhà đầu tư. Việc đấu thầu dự án được đăng báo công khai 45 ngày.
Với cơ sở đề xuất của tư vấn, nhà đầu tư sẽ lập dự án. Khi được Bộ GTVT chấp thuận, nhà đầu tư trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin cấp giấy phép đầu tư, thẩm định dự án.
Sau khi có giấy phép đầu tư, Bộ GTVT ký hợp đồng chính thức với nhà đầu tư. Việc đặt trạm thu phí và mức phí do Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở phương án tài chính, thời gian thu phí sẽ tiếp tục điều chỉnh theo lưu lượng xe thực tế.
Tiền Giang "tha thiết" đề nghị xây dựng tuyến tránh
Ngày 30/8/2013, UBND tỉnh Tiền Giang có văn bản số 3901 do Phó Chủ tịch tỉnh Trần Kim Mai ký, gửi Bộ GTVT về việc đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh Quốc lộ 1 (QL1) đoạn qua thị trấn Cai Lậy.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

ông bia lớn ở việt nam chi hàng nghìn tỷ dành cho quảng cáo

Thực tế này hoàn toàn tương đồng với thị trường bia Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý cho nhiều hãng bia lớn, nhờ vào triển vọng tăng trưởng của thị trường thuộc nhóm đứng đầu thế giới. Sức nóng của "bàn nhậu của người Việt" khiến cuộc chạy đua thị phần ngày càng căng thẳng. 
Trong 6 tháng đầu năm, dù chi gấp đôi cho quảng cáo, khuyến mại nhưng doanh thu Habeco chỉ đạt gần 4.226 tỷ đồng, tăng chưa tới 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ còn 313 tỷ đồng.
Là một trong hai doanh nghiệp bia lớn nhất cả nước hiện tại - cùng với Sabeco, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Habeco trong những năm gần đây đang trên đà đi xuống bất chấp sự thăng hoa của thị trường.
Trong báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), nhóm nghiên cứu cho rằng Bia Hà Nội của Habeco dù được đánh giá là thương hiệu biểu tượng ở miền Bắc, nhưng đây chỉ là sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, vừa túi tiền. Việc đánh mất thị phần tại phân khúc tầm trung và cao cấp vào tay Sabeco và những đối thủ ngoại khiến Habeco "thất thủ" tại ngay thị trường chính.
Một trong những điểm yếu của hãng bia này, theo đánh giá của các công ty chứng khoán nằm ở hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu. 
"Trong khi các đối thủ chính, như Sabeco và Heineken, hiện không chỉ gia tăng chi tiêu vào A&P mà cũng gia tăng chất lượng của hoạt động marketing, Habeco lại đang tụt lại trong “vùng an toàn” của mình khi chúng tôi không nhận thấy bước đột phá nào trong hoạt động thương hiệu thời gian qua", báo cáo của VCSC nhận định.
Theo ước tính, từ năm 2010 đến nay, thị phần của Habeco đã giảm từ mức 20% toàn thị trường còn hơn 18%. Riêng thị trường tại miền Bắc đã giảm từ mức 55% xuống còn 50% chỉ trong 2 năm gần đây.
Trong quý đầu tiên của năm 2017, khoản chi phí cho quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ của Habeco cũng đứng đầu khoản mục chi phí phát sinh, đạt gần 82 tỷ đồng. Trước đó năm 2016, khoản chi này của hãng cũng tăng mạnh lên gần 500 tỷ đồng. Đây được xem là nỗ lực để vực dậy thương hiệu trong cuộc chơi không chỉ với những đối thủ trong nước mà còn cả các thương hiệu lớn nước ngoài.
Còn với Sabeco, vị thế của doanh nghiệp này cao hơn đáng kể so với Habeco nhờ khả năng cạnh tranh sòng phẳng với nhiều thương hiệu bia nước ngoài tại phân khúc trung và cao cấp. Chưa kể, thị trường chính của Sabeco tại khu vực phía Nam là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất cả nước.
Vị trí tuyển dụng này của VinGroup đã đăng ba tháng rồi mà không tìm được người. Nhìn vào loạt yêu cầu rất cao của đơn vị này thì ở Việt Nam rất khó tìm được người như thế. Dù rằng, ai cũng biết VinGroup rất chịu chi trong vấn đề lương bổng”, bà Lương Thu Hồng – Giám đốc kinh doanh của SmartPro, một đơn vị chuyên về đào tạo chứng chỉ quốc tế ngành CNTT, đánh giá.
Theo các chuyên gia, khan hiếm hàng đầu trong thị trường nhân sự công nghệ thông tin là các vị trí chuyên về an ninh thông tin. Một trong những yêu cầu bằng cấp mà VinGroup đưa ra là ứng viên phải có chứng chỉ CISSP. Trong khi đó, Việt Nam đang có chưa đầy 40 người có chứng chỉ này.
Ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA) thừa nhận, nguồn nhân lực chuyên về an ninh thông tin tại Việt Nam đang vừa thiếu vừa yếu trong lúc các cơ quan nhà nước, tổ chức và giới doanh nghiệp đang "khát" lực lượng này.
An toàn thông tin hiện vẫn là ngành đào tạo rất mới tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2016, cả nước đã tuyển sinh được 3.376 học viên đào tạo bậc cử nhân, kỹ sư và 158 học viên đào tạo bậc thạc sỹ chuyên ngành An toàn thông tin. Trong đó, chỉ mới có 408 kỹ sư, cử nhân và 47 thạc sỹ chuyên sâu tốt nghiệp. Theo đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin", gọi tắt là Đề án 99 của Bộ Thông tin & Truyền thông, đến năm 2020, Việt Nam đào tạo được 2.000 học viên trình độ đại học và sau đại học về an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao.
Nhiều doanh nghiệp ngành công nghệ ủng hộ đề án này. Tuy nhiên, việc đào tạo chính quy là chưa đủ. Hầu hết các vị trí tuyển dụng hiện nay đều yêu cầu ứng viên phải có thêm các chứng chỉ về an toàn thông tin quốc tế và trình độ tiếng Anh. Đây là hai điểm yếu được cho là phải cải thiện gấp.
Hàng năm các hãng mời đi rất nhiều để cập nhật kiến thức mới. Tôi rất muốn cử các anh kỹ thuật đi nhưng mà không nói được tiếng Anh. Và rồi những người già như tôi lại phải đi. Đó là một thực tế mà hy vọng các trường đại học lưu ý. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, có lẽ nên tăng cường đào tạo ngoại ngữ”, ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Sao Bắc Đẩu bộc bạch.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Sau khi Liên Hợp Quốc thông qua đề xuất của Mỹ áp đặt lệnh cấm vận mới đối với Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã đe dọa rằng Mỹ sẽ "phải trả giá gấp hàng nghìn lần vì tội ác của mình", rằng "không sai lầm nào lớn hơn việc Mỹ tin rằng lãnh thổ của mình an toàn". Beauchamp cho rằng thông điệp "trút lửa giận" mà Trump vừa tung ra gần như y nguyên, chỉ là đối tượng hướng tới bị đảo ngược.

Theo Beauchamp, Trump khi đưa ra tuyên bố này dường như quên mất một điều rằng mọi lời lẽ của tổng thống Mỹ đều phải được cân nhắc rất thận trọng và đó là lý do các tổng thống Mỹ trước đây chưa từng đưa ra những lời đe dọa kiểu như vậy đối với Triều Tiên.

Các chuyên gia của Boston Globe cho rằng bằng cách ám chỉ sử dụng hành động quân sự nhắm vào Triều Tiên, Trump không hề giúp tháo gỡ tình hình căng thẳng ở khu vực, mà thậm chí còn đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ đi theo chiều hướng ngược lại.

Với tuyên bố này, Tổng thống Mỹ đã vô tình vạch ra một giới hạn đỏ, đó là nếu Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân, Mỹ sẽ đứng trước hai lựa chọn, hoặc phải phát động chiến tranh, hoặc những lời răn đe của họ trở nên không đáng tin.

Cả hai lựa chọn này đều vô cùng tồi tệ cho Washington, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân hủy diệt. Từ sau Thế chiến II, chính sách đối ngoại của Mỹ luôn bao gồm lời răn đe tấn công hạt nhân phủ đầu vào các đối thủ, nhưng các đời tổng thống Mỹ đều rất thận trọng trong việc vạch ra giới hạn đỏ để biến răn đe thành hành động. Truyền thống này gần như đã bị vô hiệu bằng lời đe dọa trên của Trump.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

MUA OTO CUOI NĂM CHỜ GIẢM GIÁ

Khánh Minh và các đồng nghiệp của anh đều thấy khó khăn trước mắt. "Năm nay có hai tháng 6 âm lịch, tức phải đến tháng 9 mới là tháng 7 âm lịch nhưng doanh số đã chững lại từ bây giờ", Minh than phiền. Doanh số chững lại hai tháng trước mùa ngâu là kết quả của tâm lý chờ đợi của khách hàng, đến từ những đồn đoán về giá xe và từ chính chiến lược giảm giá sâu để kích cầu của các hãng.

Những chính sách chưa rõ ràng về thuế, phí vào thời điểm 2018 khiến câu hỏi xe có giảm giá hay không chưa có lời giải. Số đông khách hàng ôm hy vọng giá xe sẽ dễ chịu hơn, dù chỉ là giảm nhẹ vào đầu năm sau, nên lùi thời điểm mua xe.

Vì tâm lý này của khách, hãng xe lại tung các chương trình khuyến mãi để kích cầu, với mức giảm giá từ vài chục tới vài trăm triệu. Nhưng chính lúc hãng giảm giá, một câu hỏi khác hình thành "Liệu từ giờ đến cuối năm hãng có giảm tiếp không?", và một lần nữa khách hàng lại chờ đợi. Tâm lý chờ đợi kép khiến doanh số thị trường tháng sau lại giảm một lượng đáng kể so với tháng trước.

Đại diện một số hãng thuộc VAMA thì cho biết, giá mà các hãng áp dụng trong 2017 đang là mức ưu đãi tốt nhất có thể, thậm chí với giá bán này, nhiều đại lý phải chấp nhận lấy doanh số bù lợi nhuận, kiếm lợi từ dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng hơn là bán xe.

Hãng xe không thể tự quyết định đặt giá ở đâu, tăng hay giảm mà phụ thuộc vào các quyết sách của Chính phủ. Bản thân hãng cũng mông lung về mức giá, nhưng đều khẳng định sẽ khó xảy ra viễn cảnh giá giảm sâu như khách hàng vẫn kỳ vọng.

Biết là như vậy, nhưng Quỳnh Trang và chồng vẫn quyết tâm chờ thêm vài tháng, với lý lẽ "giảm được chừng nào tốt chừng ấy".

Còn Khánh Minh, mối lo của anh không còn nằm ở việc làm sao thuyết phục khách hàng mua xe nữa, mà là làm cách nào, để có giá tốt hơn những nơi khác, dù chỉ là 5 triệu.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

đất vàng

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc đổi đất lấy đường sá, nhà máy nước,... trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả là 7 dự án BT trong chương trình đổi đất lấy hạ tầng của TP. Hà Nội xuất hiện một loạt sai phạm. Trong đó, có tới 7 dự án BT trong chương trình đổi đất lấy hạ tầng của TP Hà Nội có sai phạm gây thất thoát vốn lớn.

Điển hình là dự án nhà máy nước Yên Sở do Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) thực hiện. Cả Thanh tra Chính phủ lẫn Kiểm toán Nhà nước đều vào cuộc xem xét dự án này. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Tập đoàn Gamuda Berhad giảm giá trị quyết toán dự án thành hơn 61,9 triệu USD, trong đó yêu cầu nộp trả UBND thành phố Hà Nội hơn 484 tỷ đồng. Đồng thời kiến nghị giảm số được TP. Hà Nội thanh toán so với giá trị quyết toán nhà đầu tư lập tương đương hơn 872 tỷ đồng.

Một dự án tai tiếng khác gắn với “đại gia” CIENCO 5 là Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ với tổng chiều dài hơn 40 km (thực tế mới làm được hơn 18km). Sai phạm ở đây, theo Thanh tra Chính phủ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 920 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư dự án BT là không có cơ sở, dẫn đến xác định giá trị tổng vốn đầu tư để ký hợp đồng sai tăng 920 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV.VietNamNet, dự án này cũng đang trong tầm ngắm của cơ quan điều tra. Cơ quan an ninh điều tra đang xác định hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong quá trình CIENCO 5 và CIENCO 5 Land thực hiện dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ và 3 dự án khu đô thị để hoàn vốn là Thanh Hà A - CIENCO 5, Thanh Hà B - CIENCO 5, Mỹ Hưng - CIENCO với tổng diện tích gần 600 ha. Tổng mức đầu tư dự án đường BT này là hơn 6.000 tỷ đồng, bao gồm cả 920 tỷ đồng chi phí lãi vay mà Thanh tra Chính phủ kết luận là sai quy định.


Dự án Thanh Hà CIENCO 5 đang bị điều tra.
Dự án Thanh Hà CIENCO 5 đang bị điều tra.
Cao trào trở lại

Sau giai đoạn im ắng vì bất động sản “đóng băng”, 1-2 năm trở lại đây, phong trào làm dự án BT bỗng sôi động hẳn.

Nhiều nhà đầu tư BOT giao thông như Công ty CP Tasco, Công ty CP Đầu tư Tuấn Lộc, Cienco4,... đã quay sang đề xuất hàng loạt các dự án BT ở nhiều địa phương trên cả nước.

Mới đây, để có 40 tỷ USD làm đường sắt đô thị, Hà Nội cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 thêm 6.000 ha đất để làm quỹ đất đối ứng cho các nhà đầu tư tư nhân thực hiện các dự này. Tổng giá trị quỹ đất này theo tính toán của Hà Nội lên tới 300.000 tỷ đồng (15 tỷ USD).

Khi góp ý cho 1 dự án giao thông “khủng” theo hình thức BT của Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không quên lưu ý việc công khai minh bạch trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhắc Hà Nội “tránh lặp lại các tồn tại hạn chế đã được nêu tại các kết luận thanh tra về các dự án BT đã và đang triển khai trên địa bàn”.

Ngoài ra, một vài năm trở lại đây, hàng loạt địa phương cũng đã đề xuất xây các trung tâm hành chính tập trung bằng cách “đổi đất lấy trụ sở”, tức nhà đầu tư bỏ tiền xây trụ sở rồi Nhà nước sử dụng, đổi lại nhà đầu tư được cấp đất ở những trụ sở cũ của các sở ban ngành di dời. Có thể kể ra một loạt dự án BT xây trung tâm hành chính tại các địa phương, như Khánh Hòa (4.300 tỉ đồng), Hải Dương (2.060 tỷ đồng), Nghệ An (2.200 tỷ đồng), Hải Phòng, Thanh Hóa,...

Khi ngân sách eo hẹp, nợ công chạm trần, việc thu hút tư nhân đầu tư hạ tầng bằng nhiều hình thức, trong đó có BT là dễ hiểu. Nhưng với những hình thức đầu tư ẩn chứa nhiều nguy cơ thất thoát, bắt tay, xin cho như BT, việc kiểm soát chặt chẽ để không lặp lại các sai lầm là cần thiết.

TS Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright từng khuyến nghị: Trong trung hạn, thay vì việc đổi đất lấy hạ tầng như trước khiến cho hoạt động không minh bạch, làm tăng nợ công, có thể đổi phương thức huy động vốn cho đầu tư công. Đó là nên chấp nhận cho các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng bằng trái phiếu công trình, đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, Nhà nước không bảo lãnh thì không gánh nợ công. Tiến hành đấu thầu cạnh tranh, hạ tầng đầu tư xong thì giá trị càng cao và thực hiện đấu giá đất, thu tiền về và sẽ trả nợ trái phiếu. Như vậy vừa đầu tư cơ sở hạ tầng, không làm tăng nợ công mà vẫn đảm bảo minh bạch.